A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ HÒE HOA

Cây hòe hoa là gì?

Hoa hòe còn được gọi với cái tên như hòe hoa, hòe hoa mễ, hòe mễ, tên khoa học  là sophora japonica L. Thuộc họ nhà cánh bướm Fabaceae, thuộc nhóm cây to cao từ 5-10m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có từ 7-17 lá chét trên mỗi lá. Hoa hình cánh bướm màu vàng trắng, mọc thành từng bông, thu hái hòe hoa vào mùa hè.

Thành phần hóa học của hòe hoa

Hòe hoa chứa tới 6-30% rutin (rutozid), rutin là một loại glucozid, thủy phân sẽ cho quecitin-quexetola-glucoza và ramnoza. Trong quả hòe cũng có rutin. Rutin là một loại vitamin P rất quý, giúp tăng cường sức bền của mao mạch (thành mạch máu).

Vị thuốc hòe hoa

 

Theo Đông y, hòe hoa có vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hòe hoa có tácdụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết. Hòe hoa còn có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp trong xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não… Trong lâm sàng các bệnh nội, ngoại khoa, sản phụ khoa…Thành phần Rutin trong hòehoa còn có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao sơ nhiễm…Hòe hoa có thể kết hợp với hạ khô thảo, xuyên khung, địa long, cúc hoa, câu đằng chữa tăng huyết áp, kết hợpvới trắc bá diệp, chỉ xác chữa đại tiện ra máu; kết hợp với bách thảo sương, mẫu lẹ nung chữa băng huyết, khí hư; kết hợp với kim ngân hoa chữa viêm loét, mụn nhọt…

       Hòe hoa  phơi khô làm vị thuốc hoa để pha uống như uống chè hàng ngày.

 

Chữa tăng huyết áp:

Hòe hoa 25g

Xuyên khung 20g

Tang ký sinh 25g

Địa long 15g

Hạ khô thảo 20g

Sắc uống

Gia giảm

  • mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g.
  • di chứng tai biến mạch máu não gia thêm ngưu bàng tử 25g, câu đằng 30g;
  • vữa xơ động mạch gia thêm trạch tả 20g.

Quả hòe phối hợp với khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.

Đại tiện ra máu:

Hòe hoa, Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ và Chỉ xác, lượng bằng nhau, sấy khô,tán bột mỗi lần uống 6g với nước cơm.

Tiểu tiện ra máu:

Hòe hoa sao 30g, Uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; Hòe hoa sao quá lửa, tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm.

Băng huyết:

Hòe hoa lâu năm 30g, Bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm

Bạch đới (khí hư máu trắng):

Hòe hoa sao, mẫu lệ nung, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa.

Lỵ:

Hòe hoa sao 9g

Cam thảo 1,5g

Bạch thược sao 9g Sắc uống

chỉ xác 3g

Chảy máu cam:

Hòe hoa và Ô tặc cốt, lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy một ít thổi vào lỗ mũi.

Chảy máu lưỡi (thiệt nục):

Hòe hoa phơi âm can, tán bột, rắc lên lưỡi.

KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan