Căn bệnh ung thư nào đang có tỷ lệ mắc mới nhiều nhất tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010, ung thư gan là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất trong năm 2018 với 25.335 trường hợp mới mắc và đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh.
Theo thông tin từ Bệnh viện K, gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, là cơ quan chính để thanh lọc độc tố, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau. Gan bị tổn thương sẽ dẫn tới chức năng gan bị suy giảm mạnh, trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất là ung thư gan.
“Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010, ung thư gan là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất trong năm 2018 với 25.335 trường hợp mới mắc và đặc biệt tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh” - GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K cho biết.
Ung thư gan là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất trong năm 2018 ở Việt Nam với 25.335 trường hợp mới mắc
Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, ung thư gan gồm có ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát phát triển từ các tế bào trong gan, ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể và đi vào gan gây ra các khối u di căn. Ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất chiếm trên 80%, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.
Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan là gì?
Theo chuyên gia Bệnh viện K cho biết, ung thư gan khó sàng lọc phát hiện sớm vì ở giai đoạn sớm biểu hiện của bệnh thường mơ hồ, người bệnh ít chú ý tới. Trong đó có 80% ung thư gan là dạng ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát.
Có các nguyên nhân chính gây ung thư gan khiến mà chúng ta thường dễ mắc phải nếu không duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý:
- Xơ gan: 80% bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan có biểu hiện của xơ gan, do đó các yếu tố nguy cơ của xơ gan cũng được xem là yếu tố nguy cơ của HCC
Hình ảnh lá gan khoẻ, xơ gan, xơ gan nặng và ung thư gan
Bình thường, gan có màu nâu, mềm, nhẵn. Khi bị xơ, gan bị đổi sang màu vàng nhạt, các mô gan được thay thế bằng mô xơ, sẹo, gan cứng, bề mặt sần sùi do các cục u nổi lên. Những người thường xuyên lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn sẽ có nguy cơ xơ gan cao hơn so với người không sử dụng những đồ uống đó.
- viêm gan b và viêm gan C: Với ung thư gan, nguyên nhân hàng đầu được xác định là do virus viêm gan B hoặc C. Đây là 2 loại virus gây nhiễm trùng mạn tính, được ví là "sát thủ thầm lặng" dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Trên 80% bệnh nhân ung thư gan là do tiến triển từ viêm gan virus B, khoảng 5% bệnh nhân ung thư gan được xác định là do virus viêm gan C.
Đáng nói, cả viêm gan B và viêm gan C đều diễn tiến hết sức âm thầm, thường khi bệnh bước vào giai đoạn nặng (xơ gan, ung thư gan) bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng hơn. Trong đó, đến nay viêm gan C vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.
Theo số liệu mới nhất, Việt Nam có khoảng 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B (15 triệu) và C, trong đó khoảng 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan và ung thư gan., nằm trong top cao của khu vực và thế giới.
- Rượu bia: Uống rượu bia thường xuyên là nguyên nhân quan trọng của xơ gan. Xơ gan do rượu chiếm khoảng 15% các trường hợp mắc ung thư gan.
Các dấu hiệu của bệnh ung thư gan
Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp rượu bia là tác nhân gây ung thư mức độ 1. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra một số bệnh ung thư phổ biến gồm: gan, thực quản, thanh quản, vú, đại trực tràng, dạ dày.
Tác hại dễ thấy nhất của rượu bia là làm tổn thương các tế bào gan, gây xơ gan, dẫn đến ung thư gan.
- Thừa sắt: Bệnh thừa sắt (hemochromatosis), bệnh di truyền tyrosin huyết, và bệnh viêm gan mạn tự miễn thể hoạt động là nguyên nhân gây xơ gan và làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển gây ung thư gan...
Biểu hiện ung thư gan
Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:
- Chán ăn
- Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
Để phòng tránh bệnh ung thư gan cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Trướng bụng.
- Vàng da, củng mạc mắt,…
Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn.
- Luôn có cảm giác ngứa
- Trướng bụng.
- Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải
- Vàng da, củng mạc mắt.
- Đi ngoài phân trắng/bạc màu.
Hệ thống đốt u bằng sóng viba tại Bệnh viện K
Các chuyên gia của Bệnh viện K cho hay, đối với ung thư gan, việc điều trị hiện nay, ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, dùng thuốc nhắm trúng đích,còn có thêm các phương pháp khác như nút mạch, đốt sóng cao tần, đốt u bằng vi sóng, laser, điện đông, tiêm cồn tuyệt đối qua da, ghép gan... Tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Với những người có tiền sử tăng men gan, người lành mang virut viêm gan, người bị viêm gan virus B hoặc C, người hay uống rượu bia là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nên làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu về gan theo chỉ định của bác sĩ.
Không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu có dính máu của người bệnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm viêm gan virut B, C. Những người mắc viêm gan B, C hoặc các bệnh lý về gan - viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ, xơ gan... cần được điều trị, quản lý và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện
Ngoài ra, người dân cũng nên tiêm ngừa vắc xin viêm gan B để phòng viêm gan B. Đồng thời, mỗi người cần có một chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá... cũng là 1 trong những hành vi sinh hoạt tốt để ngừa ung thư hiệu quả.